DBMS là gì? Tại sao DBMS ngày càng quan trọng

297 1596017421571503235706 crop 15960174289741758229437 1

Quản lý dữ liệu là một trong những hạng mục cực kỳ quan trọng trong các công ty. Tuy nhiên khi quy mô công ty càng lớn, lượng dữ liệu càng nhiều, số lượng nhân viên càng cao, thì quá trình quản lý dữ liệu cần sự trợ giúp của những công cụ khác, chẳng hạn DBMS. Nếu bạn vẫn đang chưa biết DBMS là gì, và vì sao cần sử dụng DBMS, hãy theo dõi bài viết aetc.edu.vn dưới đây.

    DBMS là gì?

DBMS là viết tắt của Database Management System – Hệ thống Quản trị Cơ sở dữ liệu. Đây là phần mềm hệ thống phục vụ hoạt động tạo và quản lý các cơ sở dữ liệu, cho phép người dùng cuối (end users) tạo, đọc, cập nhật và xóa dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.

DBMS là loại hình nền tảng quản lý dữ liệu thịnh hành nhất. Có thể nói chúng hoạt động như một giao diện giữa cơ sở dữ liệu và người dùng hoặc các chương trình/ứng dụng, đảm bảo hệ dữ liệu luôn được tổ chức đồng bộ và dễ dàng kết nối.

Theo DB-Engine Ranking, ba DBMS phổ biến nhất thế giới bao gồm

Oracle: DBMS này luôn giữ vững vị trí dẫn đầu của mình kể từ khi ra mắt năm 1979.

MySQL: được các ông lớn trong làng công nghệ như Facebook và Google sử dụng

Microsoft SQL Server: sản phẩm của Microsoft, dễ dàng kết nối với các ứng dụng SharePoint, Excel, Word, Access,…

    Chức năng của DBMS

DBMS quản lý ba yếu tố quan trọng nhất: dữ liệu, tổ chức cơ sở dữ liệu (cho phép người dùng truy cập, khóa, chỉnh sửa dữ liệu) và lược đồ cơ sở dữ liệu (xác định cấu trúc logic của cơ sở dữ liệu). Ba yếu tố nền tảng này tạo ra quy trình quản lý dữ liệu thống nhất và đảm bảo dữ liệu được bảo mật, vẹn toàn.

Một vài chức năng cơ bản trong cơ chế quản lý cơ sở dữ liệu của DBMS bao gồm: thay đổi quyền quản lý, theo dõi, bảo mật, lưu trữ, phục hồi dữ liệu. Thậm chí một số DBMS còn có chức năng tự động rollback, khởi động lại, ghi lại hoạt động và kiểm toán hoạt động trong cơ sở dữ liệu.

Tuy nhiên, chức năng hữu ích nhất của DBMS là cung cấp cơ chế để nhiều người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu từ những địa điểm khác nhau bằng một phương thức được kiểm soát. Bên cạnh ấy, DBMS có thể giới hạn những vùng dữ liệu người dùng có thể truy cập cũng như giới hạn cách thức tương tác với dữ liệu (xem, chỉnh sửa, xóa,…). Người dùng và các chương trình/phần mềm khác không cần bận tâm dữ liệu đang nằm ở phương tiện lưu trữ nào, vì DBMS có thể giải quyết được tất cả.

photo 2 15960169022861919921917

    Lợi ích khi sử dụng DBMS

Một trong những lợi ích lớn nhất khi sử dụng DBMS là vừa cho phép người dùng và các chương trình/ứng dụng khác truy cập và sử dụng một cơ sở dữ liệu, vừa có thể quản lý sự vẹn toàn của dữ liệu. Nói cách khác, DBMS bảo vệ và duy trì dữ liệu tốt hơn so với việc tạo các khu vực chứa dữ liệu mới cho mỗi người dùng hoặc mỗi ứng dụng.

Chức năng lưu trữ cục bộ và quản lý dữ liệu của DBMS cung cấp các lợi ích như bảo mật dữ liệu; cân bằng nhu cầu sử dụng của người dùng trong cùng một dữ liệu; phục hồi dữ liệu khi gặp các sự cố hoặc lỗi; ghi chú quá trình truy cập dữ liệu,…

Khi tích hợp DBMS, hệ thống có thể dễ dàng được thay đổi khi có yêu cầu. Các hạng mục dữ liệu mới có thể được thêm vào cơ sở dữ liệu mà không làm gián đoạn hệ thống đang có hoặc ảnh hưởng người dùng hoặc các ứng dụng trong cơ sở dữ liệu. 

Tuy nhiên, DBMS sẽ sử dụng bộ nhớ và CPU nhiều hơn các hệ thống lưu trữ tệp thông thường khác. 

    Tương lai của DBMS

Tính đến 2019, xu hướng nổi bật nhất trong lĩnh vực DBMS là thay đổi cách thức xây dựng và sử dụng DBMS. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc này chính là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ DBMS mã nguồn mở. 

Theo thống kê trong năm 2019, có khoảng 10% doanh nghiệp sử dụng các cơ sở dữ liệu mã nguồn mở. Những tổ chức công nghệ thông tin chính thống trên thế giới cũng bắt đầu sử dụng các phần mềm mã nguồn mở trong một số hoạt động.

Xu hướng này kéo theo hai xu hướng phụ: thứ nhất, các ông lớn trong làng công nghệ tranh thủ mua lại các công ty cơ sở dữ liệu mã nguồn mở, thứ hai, những dịch vụ cơ sở dữ liệu đám mây tăng dần thị phần. Trong đó, công nghệ đám mây được dự đoán trở thành “nền tảng mặc định cho quản lý dữ liệu”. Không chỉ tăng về số lượng người dùng, các công ty DBMS truyền thống cũng ráo riết cho ra mắt hàng loạt ứng dụng cơ sở dữ liệu đám mây. Những động thái này sẽ mở ra một tương lai rất mới và rất khác cho ngành DBMS. 

    Lời kết

DBMS là một công cụ hữu ích cho các cơ quan, tổ chức, công ty để quản lý kho dữ liệu đồ sộ của mình. Theo xu hướng và sự phát triển công nghệ, DBMS ngày càng hiện đại và đa dạng về loại hình lẫn giá cả. Do đó, hãy trang bị cho mình những kiến thức về DBMS để chọn được phần mềm thích hợp nhất theo yêu cầu và kinh phí của bản thân. 

Theo aetc.edu.vn chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: SQL so với NoSQL – lựa chọn nào là tốt nhất cho hệ cơ sở dữ liệu đám mây?

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *