Google Analytics là gì? 7 Chỉ Số Cần Theo Dõi Trong Báo Cáo SEO

Bạn muốn biết cách sử dụng Google Analytics để theo dõi những nỗ lực SEO của bạn có hiệu quả hay chưa? Dưới đây là 7 thủ thuật sử dụng Google Analytics để theo dõi các chỉ số SEO miễn phí được aetc.edu.vn tin dùng vào 100% dự án của mình.

Bạn có biết rằng 67% lượt click đều đi đến 5 kết quả hiển thị đầu tiên tự nhiên trên công cụ tìm kiếm?

SEO đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Mặc dù quảng cáo đang kiếm được số tiền lớn trong phần chi tiêu dành cho marketing, nhưng người dùng lại né tránh các kết quả hiển thị được trả tiền để quảng cáo trên công cụ tìm kiếm và ủng hộ các kết quả hiển thị tự nhiên.

Vậy làm cách nào để website của bạn nằm ở trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm và có cơ hội thu hút nhiều lượt truy cập hơn đến website? Việc bạn thực hiện điều đó một mình hay chỉ có một chiến lược duy nhất sẽ không mang lại hiệu quả. Bạn cần liên tục đo lường hiệu suất SEO của mình, thay đổi những gì không hoạt động và tiếp tục với những gì mang lại hiệu quả. 

Cách duy nhất để làm điều đó là theo dõi các chỉ số on-site trên Google Analytics. Dưới đây là cách làm thế nào để thực hiện điều đó chính xác:

    • SEO Analytics là gì?
    • Google Analytics hỗ trợ SEO như thế nào?
    • 7 cách sử dụng Google Analytics để theo dõi nỗ lực SEO
    • 6 chỉ số SEO để theo dõi trên Google Analytics

1. Phân tích SEO là gì?

Trước khi tìm hiểu sâu Google Analytics có thể hỗ trợ bạn theo dõi, đo lường và cải thiện các nỗ lực SEO như thế nào, hãy cùng xem xét tổng thể về phân tích SEO.

Phân tích SEO đề cập đến quá trình thu thập, theo dõi và phân tích các dữ liệu marketing với mục tiêu chính là tăng lượt truy cập tự nhiên cho website của bạn.

Điều này đặc biệt hữu ích khi nó cho phép bạn xác định được các cơ hội về khách hàng tiềm năng và hiểu sâu hơn về các dữ liệu website, cuối cùng là đưa ra phương án tối đa hóa ROI.

May mắn thay, có những công cụ phân tích SEO tuyệt vời có sẵn để đo lường các dữ liệu SEO. Một trong những công cụ phân tích SEO miễn phí được sử dụng phổ biến nhất là Google Analytics. Và bạn có thể thường xuyên sử dụng Google Analytics Reporting để truyền những dữ liệu đó đến nhóm hoặc khách hàng của bạn.

2. Google Analytics hỗ trợ SEO như thế nào?

Google Analytics chứa đựng những dữ liệu có giá trị mà doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng để giám sát và cải thiện hiệu suất SEO từ những từ khóa đến các trang referrals hàng đầu trên trang web của bạn và nhiều hơn thế nữa. Vì vậy không cần sử dụng quảng cáo, dưới đây là 7 trường hợp cho thấy các chuyên gia sử dụng Google Analytics trong SEO như thế nào.

-> Tham khảo thêm về công cụ SEO hiệu quả, aetc.edu.vn áp dụng hơn 200+ dự án của mình.

3. 7 cách sử dụng Google Analytics để theo dõi những nỗ lực SEO

*Chú thích từ tác giả: Trước khi chúng ta đào sâu vào những chi tiết, hãy bắt đầu nắm vững những dữ liệu trong tài khoản của bạn với Google Analytics SEO Dashboard. Bạn có thể xem những số liệu phổ biến nhất trên trang web của mình.

google analytics 5 716x400 2
Theo dõi các chỉ số on-site trên Google Analytics

3.1. Đồng bộ hóa tài khoản Google Console của bạn

Thủ thuật đầu tiên để đo lường SEO với Google Analytics (GA) là kết nối Analytics với Google Search Console (GSC).

Nếu bạn chỉ sử dụng Google Analytics mà không sử dụng GSC, bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy được toàn cảnh. Với GA và GSC được liên kết, bạn có thể sử dụng các truy vấn để xác định các cơ hội cải thiện từ khóa mục tiêu và các trang mà bạn muốn xếp hạng.

-> Hướng chi tiết cách kết nối và tracking Google Analystics và Google Search Console thông qua Google Tag Manager tại đây

Google Search Console cho bạn biết từ khóa nào mà người dùng sử dụng để tìm kiếm nội dung của bạn, nội dung nào được họ tìm thấy và xếp hạng của nội dung đó trên Google. Bạn có thể phân tích thông tin và xác định các cách để cải thiện sự tối ưu hóa cho trang, từ đó bạn sẽ có cơ hội để được xếp hạng tốt hơn trên trang hiển thị kết quả đầu tiên của Google.

google analytics 6 800x336 1
Search Console cung cấp thông tin chuyên sâu hơn về các landing page và Search Query, dựa trên lượt click, số lần hiển thị, % CTR.

Một phần giá trị khác đó là Search Console sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin chuyên sâu hơn về các landing page và Search Queries (truy vấn tìm kiếm) ( bộ từ khóa), dựa trên lượt click, số lần hiển thị, % CTR,… Bạn cũng có thể phân tích lượng traffic của bạn đến từ quốc gia nào và thiết bị mà họ sử dụng để tìm kiếm.

Cách bạn sử dụng các dữ liệu được đồng bộ có thể được hiểu như: chẳng hạn bằng việc sử dụng dữ liệu GSC trong A/B Testing thẻ tiêu đề và meta descriptions có thể cho bạn lượt click tìm kiếm cao hơn theo thời gian. Bằng cách đó, bạn có thể sử dụng thuật toán của Google RankBrain và thúc đẩy xếp hạng của mình theo cách dễ kiểm soát hơn.

3.2. Tạo các mục tiêu liên quan đến SEO

Một số chuyên gia sẽ luôn bắt đầu những chiến dịch SEO bằng việc thiết lập Google Analytics trước bao gồm các mục tiêu cùng với việc tạo các trang chuyển đổi tương ứng để theo dõi khi nào ai đó xem trang có một yếu tố chuyển đổi trên đó ( chẳng hạn như “Liên hệ chúng tôi” hoặc các biểu mẫu Yêu cầu thông tin), đồng thời báo cáo khi một biểu mẫu được điền và gửi đi thành công.

Những trang chuyển đổi đôi khi được gọi là những trang xác nhận và thông báo đến cho người gửi rằng biểu mẫu đã được nhận. Trang này nên có URL riêng và bao gồm thẻ meta NOINDEX, từ đó chúng sẽ không hiển thị một cách tự nhiên, điều này sẽ làm giảm số lần truy cập giả và thêm sự đảm bảo về độ chính xác của báo cáo về khách hàng.

Ngoài ra, khi đo lường SEO bằng Google Analytics, bạn không chỉ muốn theo dõi organic traffic của mình. Mà những gì bạn muốn là đo lường chất lượng của organic traffic.

image 4 min 1 623x400 1
Thiết lập mục tiêu liên quan đến SEO trong Google Analytics

 

Vậy bằng cách nào? Bằng cách thiết lập các mục tiêu như khách hàng tiềm năng (leads) được tạo ra từ organic SEO. Điều chúng ta kiểm tra đó là có bao nhiêu organic traffic trên mỗi trang, và quan trọng nhất là có bao nhiêu khách hàng tiềm hàng mà chúng ta đạt được từ lượng khách truy cập. Tỷ lệ chuyển đổi càng cao càng tốt.

Tóm lại, đây là cách tốt nhất để so sánh những nỗ lực SEO với những chiến dịch marketing khác như PPC (pay per click) và social media.

3.3. Sử dụng phân khúc khách truy cập tự nhiên

Khi sử dụng Google Analytics cho SEO, hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng các phân đoạn và bộ lọc để loại bỏ các spam traffic và có được báo cáo chính xác. Hai loại spam traffic chính sẽ làm hỏng các báo cáo của bạn là Crawler và Fake Referrers (địa chỉ giới thiệu giả), và Ghost spam ( truy cập ma).

Bằng việc sử dụng các bộ lọc, traffic sẽ cần được loại trừ theo referral traffic – điều này tương đối đơn giản khi việc bạn cần làm là loại bỏ các tên miền ( domain) (bạn cũng có thể sử dụng regex để nắm bắt những lần lặp đi lặp lại của những tên miền spam sử dụng các TLDs khác nhau). Điều này giải quyết vấn đề cho loại spam traffic đầu tiên.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận được spam traffic qua đường trực tiếp, trong trường hợp này, bạn cần loại trừ những traffic không khớp với hostname.

Những bộ lọc nên được thiết lập trên chế độ xem mới trong Google Analytics, từ đó bạn sẽ không bị rối với dữ liệu thô và sẽ ngăn spam traffic khỏi việc hiển thị trong báo cáo của bạn kể từ ngày bạn triển khai nó. Nhưng còn việc xóa bỏ crappy traffic thì sao?

Lúc này việc phân đoạn sẽ có ích đối với bạn. Bước đầu tiên và đơn giản nhất sử dụng Google Analytics để theo dõi organic traffic là thiết lập Custom Dashboard được phân đoạn chỉ dành cho organic traffic và hiển thị các chỉ số quan trọng đối với một doanh nghiệp cụ thể.

google analytics 7 800x363 1
Thiết lập Custom Dashboard được phân đoạn chỉ dành cho organic traffic.

Thực tế, tổng organic traffic là chỉ số Google Analytics phổ biến nhất mà các chuyên gia SEO theo dõi thường xuyên:

google analytics 1 800x800 1
Tổng organic traffic là chỉ số Google Analytics phổ biến nhất mà các chuyên gia SEO theo dõi thường xuyên.

3.4. So sánh organic traffic và non-organic traffic 

Bạn đã phân đoạn dữ liệu Google Analytics của mình theo organic visitors. Nhưng tiếp đó bạn nên tập trung vào các trang cụ thể và theo dõi các số liệu về organic traffic, sau đó loại trừ organic traffic và đo lường các số liệu đó.

Những nỗ lực SEO thành công sẽ cho thấy sự gia tăng về organic traffic và các chỉ số, nhưng bằng cách loại trừ organic traffic, bạn sẽ có thể xác định trải nghiệm người dùng kém hoặc thiết kế kém có thể cải thiện được, cung cấp thêm một sự thúc đẩy cho SEO.

3.5. Tìm nội dung đang hoạt động tốt nhất

Một thủ thuật SEO tiếp theo khi sử dụng Google Analytics đó là thường xuyên phân tích báo cáo về các trang đang hoạt động hàng đầu và xem bạn có thể làm gì để tối ưu chúng.

google analytics 2 min 729x400 1
Xem xét báo cáo trên Google Analytics để tìm ra những nội dung hoạt động tốt nhất trên trang web của bạn

Có thể là cập nhật chúng bằng nội dung mới, có thể là thêm lời kêu gọi hành động mạnh mẽ hơn… bất cứ điều gì bạn cần làm để thực sự nhận được lợi nhuận tối đa từ các khu vực trên trang web đã được xếp hạng trong kết quả tìm kiếm và giữ những trang đó ở kết quả hàng đầu. Ví dụ: có những trang nào đã giảm đáng kể lượng organic traffic không? Thì việc quảng cáo và cập nhật cho các trang này sẽ có tiềm năng. 

Còn về các trang nhận được nhiều lượng truy cập nhưng mang lại rất ít giá trị kinh doanh? CRO sẽ có tiềm năng ở trường hợp này. Nó sẽ là một công cụ tuyệt vời để theo dõi hiệu quả của các trang cụ thể. Bạn có thể theo dõi pageviews, dwell time và những internal links nào có nhiều lượt click nhất. Phương pháp này có thể giúp bạn hiểu được mức độ hiệu quả của content, tìm được điểm hạn chế và thực hiện các thay đổi để khắc phục content của bạn.

Tóm lại, hãy khám phá blog hoạt động hiệu quả nhất của bạn là gì và thực hiện nhiều bài post hơn trong chủ đề tương tự.

3.6. Tìm Landing pages đang hoạt động tốt nhất

Theo dõi landing page tốt nhất là một trong những thủ thuật SEO không được đánh giá cao. Dữ liệu này có thể giúp bạn tăng view cho page, giảm tỷ lệ thoát ( bounce rate) và xác định các trang top và ít chuyển đổi nhất.

Một số chuyên gia cho biết thêm họ duyệt các landing page hàng đầu mỗi tháng và tối ưu các trang trong top 10 về những chỉ số:

  • Chỉ số Readability ( dễ đọc) và User Intent ( mục tiêu cuối cùng của người dùng) ( tăng dwell time, giảm pogo sticking ( chỉ số người dùng back ra trang tìm kiếm để tìm một kết quả khác khi đang trên trang web))
  • Chuyển đổi ( kiếm được nhiều tiền hơn)
  • Thuật toán Google Freshness ( Giữ bài viết luôn được cập nhật)

Báo cáo này cho biết trang content đơn lẻ nào đang thúc đẩy nhiều session nhất và nguồn của các traffic ( kênh social, Google Search,…)

Điều này cho phép bạn đánh giá content trên trang web và thực hiện các thay đổi đối với các trang hoạt động kém. Đồng thời cũng cho phép bạn nhìn thấy các loại content nào thành công nhất để bạn có thể điều chỉnh chiến lược của mình trong tương lai.

google analytics 8
Báo cáo này cho biết trang content đơn lẻ nào đang thúc đẩy nhiều session nhất và nguồn của các traffic ( kênh social, Google Search,…)

Cách để tìm được báo cáo này đơn giản là nhìn vào hành vi, quan sát các Landing page hàng đầu và lọc theo organic traffic, hoặc quan sát các Channel, lọc theo organic traffic và dựa trên đó để lập một Secondary dimension landing page.

Hơn nữa điều này đem lại cho bạn ý tưởng về những vấn đề mà khách hàng đang tìm cách giải quyết và những câu hỏi của họ. Sử dụng dữ liệu này để tối ưu trang của bạn và cung cấp các đáp án cho câu hỏi của khách hàng.

3.7. Sử dụng báo cáo chi tiết về nội dung

Một trong những thủ thuật sử dụng Google Analytics tốt nhất để đo lường SEO là chia nhỏ số lần hiển thị và số lượt click vào non-sale page của bạn thông qua công cụ Content Drilldown.

Tính năng này sẽ giúp theo dõi các trang blog content và biết được các chủ đề nào đang có xu hướng tốt, từ đó chúng ta tối ưu chúng hơn nữa với FAQ Schema ( trang Các câu hỏi thường gặp) và các Lead Magnet khác.

4. 6 chỉ số SEO cần theo dõi trên Google Analytics

Một trong những điều quan trọng khi sử dụng Google Analytics là hãy đảm bảo bạn đo lường đúng chỉ số. Bạn có thể là một cỗ máy tạo ra traffic với hàng triệu organic users mỗi ngày, nhưng nếu không một ai trong số đó chuyển đổi thì cũng không có ý nghĩa gì cả.

Các chuyên gia đề xuất theo dõi các chỉ số SEO này bên trong Google Analytics Dashboard của bạn:

4.1. Bounce rate (tỷ lệ thoát trang)

Bất kể mục tiêu của bạn là gì, việc chú ý đến bounce rate và hành vi của người dùng sẽ cung cấp ý tưởng về cách mà người dùng tương tác với web của bạn. Với thông tin này, bạn có thể tối ưu website của mình tốt hơn. Bạn muốn người dùng ở lại trang web của bạn càng lâu càng tốt.

Một trong số đó là Bounce Rate: phần trăm những người ghé thăm trang web của bạn và ”thoát” ngay sau khi chỉ xem 1 trang.

Vậy một Bounce Rate tốt sẽ như thế nào? Có một định nghĩa: một bounce rate xấu có thể là quá cao hoặc quá thấp.

Ví dụ, nếu Bounce Rate là 0%, điều đó có nghĩa là mã theo dõi Google Analytics của bạn được kích hoạt hai lần, khiến nó không thể ghi lại các lần “thoát”. Mặt khác, Bounce Rate quá cao, khoảng trên 70%, điều này có thể chỉ ra các vấn đề về trải nghiệm người dùng hoặc thiết kế website kém.

Bạn có thể phân tích báo cáo Behavior Flow ( báo cáo hành vi người dùng) cho bounced traffic để xem traffic dừng lại ở website nào và khi nào tại đâu người dùng quyết định rời khỏi trang. Điều này cho phép bạn sửa đổi và kiểm tra website của mình để tăng mức độ tương tác và chuyển đổi.

google analytics 2 800x380 1
Phân tích báo cáo Behavior Flow để biết traffic dừng lại ở website nào và khi nào người dùng quyết định rời khỏi trang.

Bạn cũng nên lọc theo landing page chính của mình, kiểm tra Bounce Rate và chỉ số phiên trung bình.

Nếu content của bạn có liên quan đến những người truy cập trang thì Google sẽ ghi nhận điều đó và content của bạn sẽ tăng xếp hạng và được nhiều người tìm thấy hơn. Nhưng quan trọng là giá trị mà content của bạn mang lại cho người dùng là bao nhiêu, và điều đó được đo lường tốt nhất trong các chỉ số hành vi.

4.2. Dwell time ( thời gian trải nghiệm của người dùng)

Tuy nhiên Bounce Rate có thể bị thao túng và do đó không thể là một yếu tố xếp hạng.

Vì vậy, bằng cách sử dụng Google Tag Manager để theo dõi dwell time, bạn sẽ có thể biết được người dùng đến từ Google là nguồn traffic có dwell time ít nhất, do đó bạn sẽ cần tối ưu trang của bạn với những meta title tốt hơn.

Kỹ thuật nâng cao này yêu cầu bạn sử dụng GTM và cung cấp báo cáo của bạn trong phần (section) hành vi của Google Analytics.

google analytics 3 1 800x367 1
Kiểm tra Dwell time cuat bạn trên Google Analytics

4.3. Time on page (thời gian trên trang)

Nhiều chuyên gia sử dụng báo cáo All Pages vì nó không chỉ hiển thị các trang hoạt động tốt nhất của bạn theo số lần xem trang để định hướng cho việc tạo và tối ưu các nội dung trong tương lai, mà còn cho biết “Avg. Time on Page” ( thời gian trung bình trên trang). Đây là một chỉ số quan trọng cho biết mức độ thu hút của khách truy cập vào trang đó.

google analytics 4 min
Kiểm tra time on page trên Google Analytics

Thời gian trung bình trên trang lý tưởng nhất là vài phút. Đây là một tín hiệu quan trọng đối với Google để biết được người dùng thích những gì mà họ tìm thấy được trên trang của bạn.

Theo nguyên tắc chung nếu một trang ghi nhận thời gian trung bình dưới 2 phút, hãy kéo dài nội dung trên trang, cải thiện và đảm bảo trang có giá trị cho người đọc ngay từ phần giới thiệu.

4.4. Site Speed (tốc độ trang)

Bạn cũng nên đảm bảo rằng bạn đang theo dõi tốc độ tải trang của bạn vì những trang chậm sẽ ảnh hưởng đến chuyển đổi và SEO. Mọi người thường chỉ nhìn vào tốc độ tổng thể của trang và bỏ qua những trang riêng lẻ.

Bạn có thể tìm thấy điều này bằng cách đi đến Behavior ( Hành vi) > Site Speed ( tốc độ trang) > Pages Timing ( thời gian trang):

google analytics 3 800x297 1
Behavior ( Hành vi) > Site Speed ( tốc độ trang) > Pages Timing ( thời gian trang)

Với những thông tin này, bạn sẽ biết được nơi mà bạn cần nén một số hình ảnh nhất định, giảm thiểu CSS và Javascript hoặc tận dụng bộ nhớ đệm của trình duyệt.

Bằng việc biết được trang nào đang bị lag trong thời gian tải trang bạn có thế ưu tiên các nhiệm vụ SEO để cải thiện hiệu suất tổng thể trang web của bạn. Tốc độ trang cũng là một yếu tố xếp hạng quan trọng của Google, khiến cho chiến thuật SEO Google Analytics trở nên quan trọng.

>>> Xem ngay: 10 bước tối ưu tốc độ website chỉ với 20 phút.

4.5. Mobile traffic ( traffic từ thiết bị di động)

Google đã triển khai tính năng Mobile – first indexing vào đầu năm 2018. Vì thế hãy giám sát chặt chẽ traffic từ thiết bị di động. 

Trong thời đại của mobile-first traffic, việc theo dõi mức độ tương tác của người dùng thiết bị di động là rất quan trọng vì nó giúp chúng ta phát hiện và phản ứng kịp thời những bất thường có thể ảnh hưởng đến xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.

google analytics 9 800x362 1
Theo dõi mức độ tương tác của người dùng thiết bị di động giúp chúng ta phát hiện và phản ứng kịp thời những bất thường có thể ảnh hưởng đến xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.

4.6. Tỷ lệ chuyển đổi tự nhiên

Một cách khác để sử dụng Google Analytics cho SEO là xem xét traffic so với chuyển đổi.

Cách làm là so sánh traffic với mọi chuyển đổi từ một trang cụ thể mà bạn nhận được. Điều này cho phép bạn tính tỷ lệ chuyển đổi traffic, giúp sắp xếp thời gian cần thiết để phân bổ cho các chiến lược chuyển đổi trên một trang cụ thể.

Sẽ tốt hơn khi bạn nhìn vào một website và thấy được lượng truy cập mà bạn nhận được trên đó. Nhưng tất cả traffic sẽ không có giá trị nếu nó không giúp bạn kiếm được tiền.

google analytics 4 718x400 1
Sử dụng Google Analytics để giúp đánh giá chuyển đổi là một trong những cách tốt nhất để tăng doanh thu từ trang web.

Việc sử dụng Google Analytics để đánh giá chuyển đổi là một trong những cách tốt nhất để tăng doanh thu từ trang web. Nó cũng có thể chỉ ra các xu hướng tiêu cực đang xảy ra mà chúng ta không thể nhận thấy. Nhờ đó các lượt chuyển đổi sẽ tăng lên hàng tháng.

Cách sử dụng các chỉ số này để cải thiện SEO

Bất kể chỉ số mà bạn chọn là gì thì bằng việc theo dõi sự kiện và mục tiêu trong Google Analytics, bạn có thể hiểu được người dùng tương tác với website của bạn như thế nào sau mỗi lần click trên kết quả tìm kiếm.

Bạn càng cải thiện cách mọi người tương tác, bạn càng có cơ hội cải thiện hiệu suất SEO của mình tốt hơn.

Theo dõi những chỉ số tương tác này cũng giúp bạn tìm ra liệu bạn có đang xếp hạng với các cụm từ khóa phù hợp hay không, bạn có thể xếp hạng 1 và thúc đẩy nhiều traffic hơn từ một cụm từ cụ thể, nhưng nếu những người đang tìm kiếm cụm từ đó không tương tác với nội dung của bạn, bạn có thực sự nên xếp hạng với cụm từ đó không?

Lời kết

Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu khai thác sức mạnh SEO mà Google Analytics nắm giữ chưa?

Trong khi phân tích dữ liệu SEO, đừng quên “đắm chìm” bản thân vào tâm trí của khách hàng mục tiêu của bạn. Sự thấu hiểu khách hàng sẽ tạo ra insight thực sự mạnh mẽ đến từ dữ liệu của bạn.

Bạn càng xem xét nhiều dữ liệu, bạn càng trở nên quen thuộc hơn với người dùng trên website của mình. Nhưng điều quan trọng hơn là tạo hành động.

Việc dành thời gian để sử dụng Google Analytics sẽ vô ích nếu bạn không thực hiện các thay đổi, cải tiến website và SEO thường xuyên. 

Nguồn tham khảo: Databox.com

Chinh phục top Google nhờ những công cụ SEO đắc lực trong các bài viết sau đây:

      • Cách sử dụng Google Analytics chi tiết A – Z updated 2022
      • Bộ công cụ SEO Powersuite là gì? Hướng dẫn sử dụng 2022
      • 29 công cụ SEO duy nhất các chuyên gia khuyên dùng 2022
      • Screaming Frog: Hướng dẫn chi tiết trong từng nhu cầu 2022

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *