Localhost là gì? Chức năng và hoạt động chính của Localhost

localhost la gi 1 16521538494361637330495 45 0 382 600 crop 1652153856742450062762 1

Đối với các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế website với mục đích quảng bá sản phẩm, thương hiệu và dịch vụ thì Localhost chắc chắn là cái tên không còn quá xa lạ gì. Được coi như một máy tính trong mạng máy tính, Localhost cũng có ngôn ngữ giao tiếp riêng mà bất kỳ người học networking nào cũng phải hiểu rõ, thông thạo và thành thục về chúng.

Nếu bạn muốn tìm hiểu về mạng máy tính hay Localhost là gì thì bài viết được chia sẻ bởi aetc.edu.vn dưới đây chính là nguồn thông tin hữu ích mà bạn nên tìm đến.

Localhost là gì?

Localhost được ghép bởi hai từ Local (máy tính) và Host (máy chủ). Đây là một máy chủ hoạt động trên máy tính cá nhân. Mục đích sử dụng của Localhost là truy cập vào các dịch vụ mạng đang được vận hành trên máy tính thông qua cổng mạng loopback. Bằng cách này, máy chủ sẽ dễ dàng thực hiện được việc kết nối với chính nó mà không cần phải sử dụng bất kỳ cổng mạng vật lý nào. Lúc này, máy tính sẽ hoạt động dưới dạng một hệ thống mạng ảo được vận hành ngay bên trong nó.

Hiểu cơ bản, Localhost tương tự như một máy chủ web bao gồm các thành phần như: Apache, PHP, PHPmyadmin, MySQL,… Các thành phần này sẽ được cài đặt và sử dụng trên chính máy tính của bạn đồng thời mọi không gian lưu trữ hay nơi cài đặt web sẽ được hình thành bằng cách tận dụng ổ cứng của máy tính. Localhost hoạt động dựa trên mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu đồng thời thực hành lập trình cho người dùng.

Ngoài ra, Localhost còn có chức năng cài đặt và thử nghiệm nhiều website trên máy tính nên các thao tác hay quá trình xử lý dữ liệu được diễn ra một cách nhanh hơn, ít tốn nhiều công sức hơn và cũng không cần phải lo lắng về tính trạng mất kết nối xảy ra như các hosting online. Điều này đạt được là do Localhost được đặt trong chính máy tính của bạn và chỉ có bạn mới có thể xem được đầy đủ các thông tin, dữ liệu trên trang web.

=>> Có thể quan tâm: Tải Ku fun – Ứng dụng game đổi thưởng uy tín Top 1 Việt Nam

localhost la gi 16521530946641409174387
Localhost là một máy chủ hoạt động trên máy tính cá nhân

Localhost và 127.0.01 khác nhau như thế nào?

Mặc dù Localhost và 127.0.01 trong thực tế thường được sử dụng để thay thế cho nhau nhưng chúng lại không hề giống nhau, thậm chí là còn tồn tại nhiều khác biệt. Về chức năng trên hầu hết các hệ thống, Localhost và 127.0.01 khá tương đồng, nhưng:

  • Localhost không phải là địa chỉ IP mà chỉ là một nhãn IP. Nó có thể được trỏ đến nhiều địa chỉ IP và các file host sẽ không ngăn cản thậm chí là không quan tâm việc người dùng thực hiện điều này. Tuy nhiên, người dùng sẽ hạn chế việc trỏ Localhost đến các địa chỉ IP không thuộc về khối địa chỉ riêng của nó. Nguyên nhân là bởi điều này gây ra sự cố cho việc kết nối Localhost.
  • 127.0.01 có lớp mạng A ở cuối nên nó là một khối địa chỉ loopback. Nếu chuyển từ hệ điều hành Windows sang Unix thì bạn sẽ thấy Localhost. Điều này có nghĩa là bạn có thể dùng file Host để chuyển hướng loopback về 127.0.01 nhưng nó chỉ mang tính hình thức.

Chức năng của localhost

Đối với các chuyên gia máy tính, Localhost vô cùng hữu ích với các chức năng vượt trội khiến các doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn đó là:

  • Kiểm tra phần mềm, ứng dụng web: Localhost được sử dụng nhiều trong giới lập trình khi các lập trình viên tạp phần mềm, web app kết nối mạng Internet hay khi hệ điều hành giả lập một máy chủ khi loopback được kích hoạt. Điều này giúp người dùng có thể tải phần mềm hay kiểm tra các kỹ năng khi chúng hoạt động một cách dễ dàng.
  • Kiểm tra tốc độ: Bằng cách gửi ping đến Localhost, bạn có thể dễ dàng thực hiện việc kiểm tra kết nối bởi mọi thiết bị và TCP/IP luôn phải được đảm bảo giữ ở trạng thái ổn định. Nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành Windows, bạn chỉ cần mở command prompt và gõ “ping 127.0.01” hoặc “ping Localhost” để xác định mức độ chạy tốt của hệ thống và kịp thời sửa chữa các lỗi.
  • Chặn trang: Người dùng có thể sử dụng địa chỉ IP của một tên miền và chuyển đổi nó thành 127.0.01 để yên tâm rằng mình sẽ không bị chuyển tới một server gây hại khi truy cập vào tên miền đó. Phương pháp này có thể được ứng dụng để chặn website nhất định bởi trình duyệt sẽ trả ngược lại server của bạn.
chuc nang cua localhost 1 16521534555471588452884
Localhost vô cùng hữu ích với các chức năng vượt trội khiến các doanh nghiệp tin tưởng

Localhost phân chia làm mấy loại

Bên trong Localhost bao gồm khá nhiều ứng dụng khác nhau với các ứng dụng được xem là ngôn ngữ lập trình để thiết lập trang web. Các thành phần cơ bản có trong Localhost bao gồm:

  • Apache: Đây là một trong những ngôn ngữ lập trình xây dựng web phổ biến nhất hiện nay không chỉ sở hữu những tính năng vô cùng vượt trội mà còn dễ sử dụng.
  • PHP: Là một phần mềm web server đang được hầu hết các wordpress sử dụng, PHP giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc xử lý các mã PHP.
  • MySQL: MySQL là một phần mềm lưu trữ và xử lý cơ sở dữ liệu vô cùng phổ biến không chỉ trong lĩnh vực IT code mà còn trong nhiều lĩnh vực khác nhau như xử lý dữ liệu, xử lý thông tin và xử lý data.
  • PHPMyadmin: Đây là phần mềm dành riêng cho những người làm quản trị web bởi với PHPMyadmin, họ có thể dễ dàng theo dõi và quản lý toàn bộ các cơ sở dữ liệu đến từ MySQL.
localhost phan chia lam may loai 16521535483771543685291
Localhost được xem là ngôn ngữ lập trình để thiết lập trang web

Localhost hoạt động như thế nào?

Một số nguyên tắc hoạt động của Localhost mà bạn cần nắm rõ đó là:

  • Localhost cho phép người dùng có thể tạo ra một môi trường tương tự như Hosting bằng cách cài đặt nhiều ứng dụng khác nhau. Môi trường được tạo ra này có khả năng chạy mã source của website WordPress nên bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí thuê hosting lớn.
  • Localhost còn giúp người dùng dễ dàng xây dựng được một website sử dụng cho mục đích thử nghiệm và thực hành coding. Mặc dù Localhost là máy chủ ảo nhưng nó cũng yêu cầu một số các phần mềm và ứng dụng tương tự hosting như ngôn ngữ lập trình PHP, Apache, Web server, MySQL và PHPMyadmin. Tuy nhiên, một điều lưu ý khi bạn chạy Localhost là phải kích hoạt những ứng dụng được đi kèm với nó.
  • Localhost không chỉ giúp tiết kiệm chi phí thuê hosting cho các doanh nghiệp trong giai đoạn vận hành thử nghiệm website, hoàn chỉnh website trước khi chạy chính thức mà còn giúp người dùng cá nhân có thể nghiên cứu và học tập thêm nhiều hơn về code.

Hướng dẫn cài đặt localhost

Thông thường, Localhost sẽ được các lập trình viên cài đặt chủ yếu trên hai phần mềm chính là Xampp và AppServ.

– Cài đặt Localhost trên Xampp:

  • Bước 1: Tải Xampp tại https://www.apachefriends.org/download.html và chọn phiên bản phù hợp với hệ điều hành mà máy tính của bạn đang sử dụng.
  • Bước 2: Cài đặt Localhost bằng cách mở file vừa tải về và chọn Next
  • Bước 3: Tích chọn Server, Apache, MySQL, PHP, phpMyadmin, Fake Sendmail trong hộp thoại Select Components và chọn Next.
  • Bước 4: Cài đặt phần mềm Xampp bằng cách chọn ổ đĩa. Thông thường, Xampp được cài mặc định vào ổ C nhưng bạn nên thay bằng ổ khác để tránh mất dữ liệu. Tạo thư mục và chọn Next.
  • Bước 5: Bỏ chọn mục “Learn more about Bitnami for Xampp” và chọn Next.
  • Bước 6: Sau khi hệ thống tiến hành cài đặt phần mềm, bạn khởi động lại máy tính.
  • Bước 7: Chọn Start, chọn All Programs và chọn tiếp Xampp để khởi động Xampp. Chọn Start trong phần Actions và tick chọn MySQL và Apache.
  • Bước 8: Kiểm thử Localhost bằng cách khởi động trình duyệt và nhập đường dẫn http://localhost/.
  • Bước 9: Lựa chọn ngôn ngữ mà mình sử dụng.

– Cài đặt Localhost trên AppServ:

  • Bước 1: Truy cập vào đường dẫn https://www.appserv.org/en/ để tải phần mềm AppServ.
  • Bước 2: Tiến hành cài đặt phần mềm bằng cách kích hoạt tập tin appserv-win32-2.5.10.exe.
  • Bước 3: Chọn Next rồi chọn tiếp Agree để đồng ý với các điều khoản của AppServ.
  • Bước 4: Chọn ổ đĩa để cài đặt AppServ. Thông thường, phần mềm sẽ mặc định cài vào ổ C, bạn chỉ cần nhấn Browse nếu muốn chuyển sang ổ đĩa khác rồi chọn Next.
  • Bước 5: Nếu bạn chỉ cài một trong bốn phần mềm của AppServ thì bạn có thể bỏ dấu tick các phần mềm còn lại và chọn Next. Tuy nhiên, bạn nên giữ lại cả bốn.
  • Bước 6: Cấu hình phần mềm Apache cho Localhost.
  • Bước 7: Cấu hình phần mềm MySQL cho Localhost.
  • Bước 8: Đợi hệ thống hoàn thành việc cài đặt Localhost và chọn Finish để hoàn tất.

Bạn chỉ nên cài đặt Localhost với một trong hai phần mềm hoặc là Xampp hoặc là AppServ trên hệ thống để tránh xảy ra xung đột khi lập trình web bằng ngôn ngữ PHP.

Chắc chắn, với những chia sẻ nhỏ của aetc.edu.vn trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ được Localhost là gì, cách cài đặt Localhost cũng như những nội dung, kiến thức tổng quan nhất có liên quan đến thuật ngữ này. Hy vọng, với những cẩm nang hữu ích này sẽ giúp bạn biết cách cài đặt host nội bộ ảo nhanh chóng cũng như đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu và phát triển trang web của bạn.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *