MVC là gì? Tìm hiểu về lợi ích và hạn chế của MVC

mvc la gi 16520808717081447129638 36 0 373 600 crop 16520808827401121429468 1

MVC chắc chắn là cái tên đã quá quen thuộc với dân lập trình hay những người đã tiếp cận lập trình web bởi mô hình MVC xuất hiện và được ứng dụng nhiều trong hầu hết các dự án web.

Nếu bạn chưa hiểu biết hết mô hình lập trình MVC là gì hay đang muốn ứng dụng nó trong dự án của mình thì bạn không nên bỏ qua bài tổng hợp các thông tin liên quan được aetc.edu.vn chia sẻ dưới đây.

Mô hình MVC là gì?

Mô hình MVC (Model – View – Controller) là một mô hình thiết kế được chủ yếu sử dụng trong kỹ thuật phần mềm. Đây được xem là một mẫu kiến trúc phần mềm tạo lập giao diện người dùng trên máy tính có thể thông qua việc ly thân các mối quan tâm để khuyến khích tổ chức cải tiến các ứng dụng.

Mô hình MVC với mục tiêu giúp cấu trúc các mối quan tâm riêng biệt của ứng dụng thành ba phần được kết nối với nhau bao gồm Model (dữ liệu), View (giao diện) và Controller (bộ điều khiển):

  • Model là bộ phận lưu trữ toàn bộ dữ liệu của ứng dụng và là cầu nối giữa View và Controller. Nó có thể là file XML bình thường, một đối tượng đơn giản hay cơ sở dữ liệu. Trách nhiệm của View là nhận đầu vào của người dùng từ bộ điều khiển và quản lý toàn bộ dữ liệu của ứng dụng.
  • View là bản trình bày của mô hình với một định dạng cụ thể dành cho người dùng. Nó được xem là phương tiện hiển thị các đối tượng trong ứng dụng như văn bản từ cửa sổ khác, nút, cửa sổ,…
  • Controller giữ nhiệm vụ phản hồi đầu vào của người dùng và thực hiện tương tác trên các đối tượng mô hình dữ liệu. Ngoài ra, bộ điều khiển này còn nhận đầu vào, xác nhận các tùy chọn và chuyển đầu vào cho mô hình.

MVC sẽ thực thi việc cách ly dữ liệu kinh doanh (Model) khỏi giao diện người dùng (View) với bộ điều khiển (Controller) quản lý logic. MVC cũng thường được dùng để phát triển giao diện người dùng với khả năng cung cấp những thành phần cơ bản phục vụ cho việc thiết kế một chương trình cho điện thoại di động, máy tính hay các ứng dụng web.

=>> Có thể quan tâm: Tải Ku fun – Ứng dụng game đổi thưởng uy tín Top 1 Việt Nam

mo hinh mvc la gi 1652081206781746846653
Mô hình MVC là một mô hình thiết kế được chủ yếu sử dụng trong kỹ thuật phần mềm

Mục đích của MVC

Khung phần mềm của MVC có khả năng ly thân các khía cạnh khác nhau của ứng dụng đồng thời cung cấp cho các phần tử này một khớp nối. Tất cả những điều này sẽ phục vụ cho các mục đích sau của MVC:

  • Phát triển đồng thời: Các nhà phát triển có thể dễ dàng làm việc song song trên các thành phần khác nhau mà không có bất kỳ lo lắng nào về khả năng va chạm hay ảnh hưởng lẫn nhau của chúng bởi MVC tách rời các thành phần này.
  • Khả năng tái sử dụng: Vì chế độ xem chỉ đơn giản là xử lý các dữ liệu được hiển thị cho người dùng nên chế độ xem tương tự hoặc giống nhau của một ứng dụng có thể dễ dàng tái sử dụng cho một ứng dụng khác với dữ liệu khác.
  • Khả năng nâng cấp: Nếu ứng dụng của bạn gặp phải vấn đề về hiệu suất do khả năng truy cập cơ sở dữ liệu chậm thì bạn có thể tiến hành nâng cấp phần cứng thực hiện chạy cơ sở dữ liệu mà không lo ảnh hưởng đến các thành phần khác.
  • Khớp nối thấp: Bản chất của mô hình MVC là sự kết hợp thấp giữa khung hình, mô hình hoặc với bộ điều khiển.
  • Khả năng mở rộng tốt: Vì mức độ phụ thuộc vào nhau của các thành phần là rất thấp nên việc thực hiện các thay đổi (sửa lỗi hoặc thay đổi chức năng) đối với một thành phần sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến các thành phần khác.
muc dich cua mvc 16520813125171854642421
Mô hình MVC được kết hợp thấp giữa khung hình, mô hình hoặc với bộ điều khiển

Luồng xử lý dữ liệu trong MVC

Bạn có thể dễ dàng hình dung một cách cụ thể và chi tiết luồng xử lý dữ liệu trong MVC qua các bước dưới đây:

  • Khi máy khách (Client) gửi một yêu cầu đến máy chủ (Server) thì Controller trong MVC sẽ tiến hành chặn lại để xem xét và xác định yêu cầu được gửi đến là sự kiện hay URL request.
  • Sau đó, input của người dùng sẽ được Controller xử lý rồi thực hiện việc giao tiếp với Model trong MVC.
  • Model tiến hành chuẩn bị dữ liệu và gửi trở lại cho Controller.
  • Sau khi đã xử lý xong các yêu cầu, Controller sẽ thực hiện bước gửi các dữ liệu đã được xử lý cho View và hiển thị chúng cho người dùng trên trình duyệt web.

Tại đây, View và Model sẽ không giao tiếp một cách trực tiếp với nhau. Controller sẽ đảm nhận vai trò xử lý các tương tác giữa View và model.

Lợi ích và hạn chế của MVC

Hiểu rõ những lợi ích và điểm hạn chế của MVC chính là cách tốt nhất để bạn có thể hiểu rõ hơn về mô hình này.

– Lợi ích: Hiện nay, MVC được sử dụng rộng rãi cho nhiều trang web trong các dự án khác nhau bởi những ưu điểm như:

  • Băng thông của mô hình MVC rất nhẹ bởi nó không sử dụng viewstate. Điều này giúp tiết kiệm được lượng băng thông đáng kể và mang đến tính ổn định cho các hoạt động của website.
  • Ứng dụng MVC giúp việc kiểm tra các lỗi phần mềm một cách dễ dàng và đơn giản hơn trước khi bàn giao lại cho người dùng.
  • Khả năng ly thân các thành phần Model, View và Controller với nhau cũng chính là lợi thế của MVC bởi nó có thể duy trì ứng dụng dễ dàng.
  • Chức năng Controller của mô hình MVC vô cùng tối ưu và có vai trò quan trọng đối với các nền tảng ngôn ngữ khác nhau.
  • Nhiều developer có thể làm việc cùng lúc trên cùng một dự án lập trình web mà các công việc của họ không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến nhau.
  • MVC có thể hỗ trợ TDD (test-driven development) nên developer có thể viết các woon test case và tạo ra một ứng dụng với unit test.
  • Phiên bản mới nhất của mô hình MVC có khả năng hỗ trợ các mẫu cho mobile và thiết kế responsive website mặc định giúp người dùng có thể tự tạo công cụ View dễ dàng với cú pháp đơn giản hơn nhiều so với các công cụ truyền thống.

– Hạn chế: Mang đến cho người dùng vô số những ưu điểm lớn nhưng mô hình này vẫn còn một số nhược điểm cần khắc phục đó là:

  • Mô hình MVC phù hợp chủ yếu với với các dự án lớn hay các công ty chuyên về website hơn là các dự án nhỏ lẻ vì việc ứng dụng nó là rất cồng kềnh và tốn nhiều thời gian.
  • Việc triển khai mô hình MVC vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
  • Không thể thực hiện preview các trang như APS.NET.
loi ich va han che cua mvc 1652081710138156157221
Mô hình MVC phù hợp chủ yếu với với các dự án lớn hay các công ty chuyên về website hơn

Kỹ năng cần thiết để ứng dụng MVC vào lập trình

Để ứng dụng mô hình kiến trúc MVC vào lập trình một cách tốt nhất, bạn cần sở hữu cho mình những kiến thức và kỹ năng cơ bản sau:

  • Nắm rõ những thông tin cần thiết nhất và quan trọng nhất có liên quan đến mô hình MVC.
  • Hiểu rõ cách sử dụng framework.
  • Có được những kiến thức cơ bản nhất về lập trình hướng đối tượng OOP.
  • Có khả năng hiển thị nội dung và logic để đảm bảo được tính độc lập với nhau giữa Model và View.

Ngoài ra, bạn cũng cần có nền tảng kiến thức về lập trình web, thực hành viết kịch bản và lập trình thường xuyên dựa trên các ngôn ngữ cơ bản như C#, Java, PHP hay Python để học cách sử dụng MVC tốt hơn.

Cách sử dụng mô hình MVC

Cách để bạn sử dụng và triển khai mô hình MVC hiệu quả nhất là nắm rõ được các chức năng, quy trình vận hành của ba thành phần tạo nên MVC:

  • Model: Nhiệm vụ chính của Model đơn giản chỉ là quản lý các dữ liệu từ cơ sở dữ liệu, JSON hay API.
  • View: Nhiệm vụ chính của View là quyết định những dữ liệu hay thông tin mà người dùng sẽ thấy được trên màn hình của họ.
  • Controller: Nhiệm vụ chính của Controller là lấy, sửa đổi và cung cấp cho người dùng những dữ liệu cần thiết. Về cơ bản, Controller chính là cầu nối cho sự tương tác và liên kết giữa Model và View.

Framework và ngôn ngữ lập trình mà bạn sẽ sử dụng phụ thuộc nhiều hơn so với mục đích nghề nghiệp nhưng MVC luôn là sự lựa chọn khả thi hơn khi bạn muốn phát triển nghề nghiệp của mình. Khi đã hiểu rõ MVC là gì cũng như những kiến thức hữu ích mà aetc.edu.vn đã chia sẻ chắc chắn nó sẽ trở thành một kỹ năng quan trọng hỗ trợ bạn trong công việc lập trình.

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *