SEO Website hay SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization. Có nghĩa là tối ưu hóa website bằng một tổ hợp hay tập hợp nhiều phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng trang của bạn trong danh sách kết quả trả về của công cụ tìm kiếm.Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn 7 cách SEO Web cho người mới bắt đầu chạy Web. Hãy theo dõi để có thêm thông tin bổ ích nhé!
1. Chọn tên miền ngắn gọn & hiệu quả cho SEO Website
Đầu tiên người dùng cần lưu ý rằng, tên phải ngắn gọn và phù hợp với thương hiệu của Website hướng tới. Đồng thời một tên miền cần phải miêu tả được khái quát sản phẩm và dịch vụ mà bạn muốn kinh doanh. Bởi việc nhớ được đặc tính của một trang Web thông qua tên miền là vô cùng quan trọng đối với quá trình thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Như bạn đã biết thì tên miền cũng là một yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng trang Web. Trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm thường dựa vào tên miền để phân biệt nội dung của trang Web. Một gợi ý hay ho cho bạn là hãy đặt tên miền gồm từ khóa chính mà bạn mong muốn Website của mình xếp hạng. Từ khóa cần phản ánh đúng mục đích tìm kiếm của người dùng. Cuối cùng, tên miền của bạn phải là duy nhất và mới hoàn toàn.
2. Phác thảo cấu trúc và sơ đồ Website thuận lợi cho SEO Web
Các Boot của công cụ tìm kiếm (Google) có khả năng thu thập thông tin trên các trang của bạn. Từ đó thực hiện phân loại và xếp hạng từng trang cho phù hợp. Phác thảo một “khung” hoặc sơ đồ Websie thuận lợi cho SEO là điều cần thiết.
Ví dụ: Bạn có thể bắt đầu với trang chủ, trang giới thiệu, trang liên hệ hay các trang dịch vụ và dịch vụ phụ. Trong trường hợp bạn có nhu cầu tham gia vào việc viết Blog trong tương lai. Bạn có thể kết hợp một phần Blog trên trang Web của bạn để dễ dàng sắp xếp và thêm các trang mới.
Hãy nhìn vào sơ đồ nội dung của Deloitte. Phần đầu trang Web quản trị viên đã phác thảo rõ ràng các trụ cột nội dung chính là dịch vụ, ngành, thông tin chi tiết và nghề nghiệp. Website cũng bao gồm chân trang chứa các thông tin chi tiết của các liên kết nội bộ quan trọng nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng và điều hướng trang.

Thao tác phác thảo trước cấu trúc và sơ đồ của trang Web của bạn rất hữu bởi một số lý do. Đầu tiên, người dùng có thể đảm bảo việc sắp xếp nội dung theo cách có ý nghĩa đối với cả con người và robots. Thứ hai, bạn có thể biết được mình sẽ cần bao nhiêu nội dung và cần xây dựng bao nhiêu trang Web. Cuối cùng, bạn cũng có thể xem lại cấu trúc và kiến trúc trang web của mình khi xác định phương thức liên kết các trang.
3. Lựa chọn xây dựng Website tự xây dựng Website, Outsource hay kết hợp cả hai
Khi bạn đã có được cấu trúc trang Web của mình, bạn sẽ biết để xây dựng một Website đòi hỏi bao nhiêu công việc. Từ đó bạn có thể đưa ra được quyết định sáng suốt về việc bạn muốn tự xây dựng trang hay thuê một chuyên gia bên ngoài. Nhiều người dùng chọn phương pháp kết hợp cả hai cách.
Ví dụ: Bạn có thể thuê một nhà phát triển bên ngoài để xây dựng khung trang Web của mình. Họ sẽ hướng dẫn bạn thao tác quản lý trang thông qua hệ thống quản lý nội dung có liên quan là CMS. Sau đó, bạn có thể tự điền những nội dung cần thiết vào các trang.

Bạn hãy nhớ, dù chọn cách nào thì cũng cần đảm bảo chọn CMS một cách cẩn thận. Điều quan trọng là bạn cần chọn một công cụ mà bạn cảm thấy tự tin và cho phép quyền tự chủ quản lý nội dung của riêng mình. Tốt nhất, bạn nên chọn trang Web HTML5 hoặc WordPress. Đây là hai trang Web giúp bạn kiểm soát nhiều hơn các yếu tố quan trọng đối với SEO.
4. Tạo sẵn về Content và lên chiến lược cho phân bổ Content
Hoàn thành các trang đích và trang chủ được tối ưu hóa SEO của bạn. Thêm vào đó là các trang lâu dài khác, chuyên mục mà nội dung sẽ được giữ ổn định, ví dụ như trang thông tin “Dịch vụ” và “Giới thiệu về tôi”. Những nội dung này nên được tạo với các từ khóa cụ thể. Do đó, bạn hãy thực hiện nghiên cứu từ khóa một cách kỹ lưỡng trước khi khởi chạy nội dung cố định.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên cập nhật và mở rộng Website của mình. Một phương thức mà các Blogger áp dụng là thêm một bài đăng mới vào Blog của mình mỗi tuần. Lên kế hoạch nội dung bạn muốn cập nhật trước một tháng. Điều này có thể giúp bạn cải thiện tối đa thứ hạng trang web của mình và có thêm thời gian để tạo nội dung mới.
Ví dụ: Bạn có thể phác thảo thời gian đăng bài theo từng tuần về các chủ đề nội dung và các từ khóa có liên quan đến các chủ đề bạn chọn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo lịch nội dung đầy đủ trước nhiều tháng hay cả một năm. Bạn nên ghi chú về các sự kiện trong ngành hoặc các ngày lễ liên quan đến thị trường ngách để đưa vào nội dung của bạn.
5. Ưu tiên các chiến lược Onpage và Offpage cho việc SEO Website mới
Khi đề cập tới các bước SEO cho các trang web mới, bạn thường phải làm nhiều hơn là tạo ra một nội dung tuyệt vời. Mỗi trang thông tin phải được tạo ra với mục đích hướng tới SEO off-site and on-site.
Danh sách kiểm tra SEO on-site của bạn dành cho trang Web mới, bao gồm việc chọn từ khóa, viết thẻ tiêu đề, viết mô tả Meta và tối ưu hóa hình ảnh để phân tích. SEO cơ bản cho các trang web mới cũng sẽ bao gồm việc kết hợp các liên kết ra ngoài đến những trang Web có thẩm quyền lớn hơn. Từ đó thực hiện chiến lược liên kết nội bộ một cách hoàn hảo nhất. Đồng thời kết hợp các nút chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội.

SEO Off-Site hoặc Off-Page đề cập đến các hành động bạn thực hiện khỏi Website của mình để cải thiện các trang kết quả của công cụ tìm kiếm – SERPs. Ví dụ về SEO Off-site bao gồm việc xây dựng một danh mục Backlink mạnh mẽ. Khi bạn chỉ mới bắt đầu quản lý Web thì điều này có thể khó khăn. Do đó, bạn hãy tập trung vào việc SEO trên trang cho tốt.
Một điều bạn có thể làm ngay lập tức để phát triển cho SEO Off-Site là xây dựng một trang Web mạnh mẽ. Nhờ đó thu hút mọi người muốn liên kết đến. Cách tốt nhất để làm điều đó là bạn hãy tạo nội dung độc đáo và cung cấp kiến thức chuyên sâu liên quan đến lĩnh vực mà Web hướng tới.
6. Học cách đo lường và tối ưu trước khi Public Website
Trước khi thực hiện khởi chạy trang web của mình, bạn hãy nắm bắt cơ bản về các công cụ phân tích để đánh SEO nhé! Google Analytics là một công cụ hoàn hảo và hữu ích dành cho bạn. Sau khi tạo lập tài khoản, bạn có thể nhận được thông tin chi tiết có giá trị về hành vi và chuyển đổi của khách hàng.

Ví dụ: Bạn có thể xác định vị trí địa lý của người truy cập Website của mình. Hay xác định lượng thời gian mà người dùng dành cho các mục khác nhau trên trang của bạn. Thậm chí là bạn có thể kiểm tra tỷ lệ thoát trang của khách truy cập. Thông qua những thông tin này, bạn hoàn toàn biết được những gì khách hàng thích và không thích ở trang web của bạn. Từ đó thực hiện cải thiện và xây dựng Website theo hướng tốt hơn.
7. Cập nhật các kiến thức mới & hay về SEO Website cùng ngành
SEO đòi hỏi sự theo dõi và cập nhật liên tục các kiến thức mới về SEO web cùng ngành. Bạn cần nhớ rằng đây không phải là công việc mà bạn chỉ làm một lần khi khởi chạy trang Web của mình. Cập nhật thông tin mới một cách thường xuyên là rất quan trọng để xác định các vấn đề và thực hiện cải thiện Website của bạn.

Hãy đọc bài chia sẻ từ các chuyên gia trong ngành để tham khảo thêm nhiều phương pháp hay về SEO. Các kỹ thuật mới sẽ giúp bạn mở rộng thêm kiến thức và cải thiện trang Web của mình một cách phù hợp và hiệu quả. Học hỏi và tìm hiểu thêm về SEO là điều bắt buộc khi bạn đang học cách làm SEO cho các trang web mới của mình.
SEO Website là một lĩnh vực khá rộng và phức tạp. Nếu bạn là một người mới đầu học SEO cho các trang Web thì đừng cảm thấy nản lòng bởi những khó khăn ban đầu. Kiên trì và áp dụng đúng theo những hướng dẫn SEO web trên của aetc.edu.vn là bạn có thể trở thành một SEOer chuyên nghiệp. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức SEO bổ ích nhé!
Chinh phục top Google nhờ những phương pháp tối ưu SEO trong các bài viết sau đây:
- Search Engine Optimization/SEO là gì? Hiệu quả của SEO 2022
- SEO Ecommerce: Tất tần tật hướng dẫn cho người mới 2022
- Tổng hợp 101 thuật ngữ SEO và ý nghĩa của chúng 2022
- Traffic là gì? 6 loại traffic ảnh hưởng đến chuyển đổi Website