Trải nghiệm người dùng là gì? Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến UX

Trải nghiệm người dùng (User Experience) chính là yếu tố quan trọng đối với thành công của Digital Marketing và doanh nghiệp. Do đó, ngày nay khách hàng càng có nhiều hiểu biết và đòi hỏi nhà quản trị phải đáp ứng đầy đủ hơn. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng aetc.edu.vn theo dõi bài viết dưới đây về tổng quan thuật ngữ User Experience ngay nhé! 

1. Trải nghiệm người dùng là gì? (UX là gì?)

User Experience hay trải nghiệm người dùng có thể định nghĩa là quá trình cảm nhận và phản hồi của khách hàng. Hoạt động diễn ra trước và trong khi tương tác với các sản phẩm, phương tiện hay một hệ thống bất kỳ bao gồm niềm tin, sở thích, cảm xúc và nhận thức. Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến sự thành công của doanh nghiệp khi xâm nhập vào thị trường.

trai nghiem nguoi dung 1 1
Trải nghiệm người dùng là quá trình cảm nhận và phản hồi của khách hàng

2. Tầm quan trọng của thiết kế trải nghiệm người dùng (User Experience)

Đa số, các công ty và chủ đầu tư đều dành nhiều thời gian cho việc thiết kế UX. Bởi vì, nhà lãnh đạo hiểu được tầm quan trọng của nhân tố lên sự phát triển và mong muốn thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Cụ thể là:

  • Những trải nghiệm tích cực được tạo ra nhằm giữ chân khách hàng mục tiêu và khiến mọi người quay trở sử dụng sản phẩm, đồng thời giới thiệu cho những người xung quanh,…
  • Các sản phẩm có năng lực đáp ứng được nhu cầu khách hàng được sản xuất thể hiện tầm nhìn, sự nỗ lực của doanh nghiệp để cung cấp những giá trị lâu dài.
trai nghiem nguoi dung 2
Những trải nghiệm tích cực được tạo ra nhằm giữ chân khách hàng

3. Tại sao nên tối ưu trải nghiệm người dùng

Tối ưu trải nghiệm người dùng công việc cần thiết nhằm thúc đẩy người dùng sử dụng và giới thiệu đến người khác về Web, sản phẩm, dịch vụ và ứng dụng. Đây là kết quả cho thấy sự thoải mái và thỏa mãn của khách hàng đối với những gì mà doanh nghiệp cung cấp. Trong phần tiếp theo sau đây sẽ phân tích kỹ hơn về nội dung này.

3.1 Nhu cầu nâng cao trải nghiệm của người dùng ngày càng tăng

Sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật số khiến các ngành nghề cạnh tranh cao hơn. Khách hàng cũng càng ngày có nhiều kiến thức và yêu cầu cao hơn. Từ đó, đòi hỏi những nhà quản trị phải nâng cấp chất lượng sản phẩm, tốc độ tải trang… bởi vì người dùng có rất nhiều sự lựa chọn thay thế.

Bên cạnh đó, mạng xã hội là nơi giúp người dùng dễ dàng kết nối và chia sẻ kinh nghiệm. Do vậy, nếu dịch vụ của bạn không tốt, không tối ưu Website… sẽ bị phản hồi và lan truyền một cách nhanh chóng dẫn tới hiệu quả kinh doanh giảm. Chính vì vậy, những nỗ lực trước đây của nhà lãnh đạo có thể bị gạt qua bởi ảnh hưởng xấu của hiện tại.

3.2 Tạo chiến lược người dùng

Chiến lược phát triển UX nhằm tác động trải nghiệm của User sẽ hình thành những đo lường hành vi người tiêu dùng. Qua đó, nhà lãnh đạo sẽ hiểu rõ hơn về khách hàng và có thể xây dựng kế hoạch gia tăng lượt truy cập trong tương lai. Do vậy, các chiến lược Marketing được thực hiện đúng mục tiêu.

trai nghiem nguoi dung 5
Chiến lược phát triển UX nhằm tác động trải nghiệm của User

3.3 Tạo thân thiện với Google và tăng thứ hạng nhanh

Trải nghiệm người dùng càng tăng cao thì lượng Traffic càng nhiều. Google luôn mong muốn tạo môi trường tốt nhất dành cho User. Do vậy, nếu doanh nghiệp cải thiện được UX thì thứ hạng tìm kiếm được nâng lên. Từ đó, cơ hội kinh doanh của tổ chức có được nhiều hơn và tăng hiệu suất làm việc.

4. Lợi ích của tăng trải nghiệm người dùng cho Website

UX và SEO có mối quan hệ hỗ trợ cho nhau, trải nghiệm khách hàng tốt thì bạn cũng sẽ được đánh giá cao một phần khi thực hiện công việc chuẩn SEO. Những hoạt động này của người dùng có thể mang đến những lợi ích như:

4.1 Điều hướng nội dung tốt

Quá trình trải nghiệm diễn ra giúp doanh nghiệp thống kê nội dung nào có giá trị và được khách hàng quan tâm. Những sản phẩm được yêu thích và có lượng tìm kiếm nhiều nhất trên Website là những điểm nhà lãnh đạo cần chú ý. Từ đó, bạn có kế hoạch điều hướng đúng nội dung và liên kết tốt cho Website.

4.2 Thiết kế bố cục đơn giản, rõ ràng

Những người thiết kế UX đều mong muốn người dùng có trải nghiệm tốt. Cùng với đó, Website được xây dựng thân thiện với bố cục đơn giản, thông tin rõ ràng… Điều này giúp tạo cảm giác dễ chịu, tăng thiện cảm về dịch vụ của doanh nghiệp. Đây chính là hoạt động mà nhà lãnh đạo cần để thu thập thông tin và User ở lại trên Web lâu hơn.

trai nghiem nguoi dung 4.webp
Những người thiết kế UX đều mong muốn người dùng có trải nghiệm tốt

4.3 Tạo sự đồng bộ trong thiết kế Website

Màu sắc, Font chữ, chất lượng ảnh, phân bổ Link… được đồng bộ sẽ giúp giao diện hài hòa và người dùng có trải nghiệm tốt hơn. Mọi người cũng sẽ dễ dàng tìm kiếm nội dung của Website. Mọi thông tin mà doanh nghiệp cung cấp đều tiếp cận tới khách hàng.

4.4 Nội dung truyền tải có chiều sâu, hữu ích

Với bất kỳ một chiến dịch Marketing nào thì nội dung vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới doanh thu bán hàng. Bên cạnh đó, những thông tin và các thành phần trên Web mà doanh nghiệp cần chú ý để tối ưu trải nghiệm như:

  • Bài viết đa dạng, hữu ích và không trùng lặp.
  • Các hoạt động quảng cáo và giảm giá sản phẩm/dịch vụ.
  • Chính sách chăm sóc khách hàng trong và sau khi mua hàng, tư vấn online.
  • Nút kêu gọi hành động được đặt đúng vị trí…
trai nghiem nguoi dung 4
Nội dung truyền tải có chiều sâu, hữu ích

5. Yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng

Doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm về những yếu tố ảnh hưởng UX vì đây là cách tốt để có thể tối ưu trải nghiệm của người dùng. Trong nội dung tiếp theo aetc.edu.vn sẽ giới thiệu cho các bạn kỹ hơn về vấn đề này.

5.1 Tính khả dụng của sản phẩm (Usable)

Tính khả dụng có quan hệ mật thiết đến hiệu quả của sản phẩm cũng như khả năng đáp ứng mục tiêu sử dụng của người dùng. Những mặt hàng lần đầu ra mắt thường không tránh khỏi sai sót. Trải qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng doanh nghiệp ngày càng chú trọng hơn đến yếu tố này để ra mắt sản phẩm thành công hơn.

trai nghiem nguoi dung 6
Tính khả dụng có quan hệ mật thiết đến hiệu quả của sản phẩm

5.2 Hữu ích (Useful) 

Một sản phẩm hữu ích trong mắt khách hàng và mang đến những giá trị lợi ích phi thực tế như thẩm mỹ hay sự hấp dẫn sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, chất lượng cũng là yếu tố không thể bỏ qua nếu công ty muốn đứng vững trong lòng người tiêu dùng.

5.3 Dễ tìm kiếm (Findable)

Yếu tố tác động đến trải nghiệm của người dùng và việc ra quyết định mua hàng chính là khả năng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ trải qua cảm giác khó chịu nếu không thể tìm được những thông tin hay nội dung mong muốn. Điều này gây nguy hiểm tới doanh số của doanh nghiệp.

trai nghiem nguoi dung 10 800x343 1
Dễ tìm kiếm (Findable)

5.4 Độ tin cậy (Credible)

Trong hầu hết mọi ngành nghề, khách hàng luôn có nhiều sự thay thế về nhà cung cấp. Vì vậy, doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng UX cần bổ sung những thông tin cần thiết và phù hợp nhất với mục đích của người tiêu dùng. Từ đó, tỷ lệ thay đổi lựa chọn được giảm xuống.

5.5 Mong muốn của khách hàng (Desirable)

Hai sản phẩm cùng cung cấp sự hữu ích, tính khả dụng, dễ tìm kiếm và mức độ tin cậy giống nhau nhưng một trong số đó được tiêu thụ nhanh hơn thì nghĩa là nhu cầu thị trường đang nghiêng về mặt hàng kia. Trên thực tế, doanh nghiệp càng tạo ra sản phẩm hấp dẫn thì càng thúc đẩy nhu cầu của người dùng.

5.6 Có thể truy cập (Accessible)

Khi nhà quản trị chỉ đạo thiết kế UX thì khả năng truy cập thường biến mất hay bị pha trộn. Doanh nghiệp cần phục vụ khách hàng với những trải nghiệm đầy đủ các tính năng để tiếp cận khách hàng bao gồm cả các đối tượng đặc biệt hay ở một số khía cạnh khác.

trai nghiem nguoi dung 7
Khi nhà quản trị chỉ đạo thiết kế UX thì khả năng truy cập

5.7 Giá trị (Valuable)

Những gì mà doanh nghiệp sản xuất cần phải cung cấp những lợi ích cho người mua hàng và người sử dụng. Bởi vì, đây là một trong các nhân tố mang tính quyết định đến hành vi mua sắm của khách hàng. Nếu sản phẩm không có giá trị sẽ gây tổn thất cho công ty và thành công trong khía cạnh này.

6. Bí quyết giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng

Trong phần cuối cùng, các bạn sẽ được tìm hiểu giá trị của chiến lược UX nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng. Điều này sẽ được đảm bảo khi mọi người áp dụng các Tips sau:

6.1 Đặt bản thân vào vị trí là người dùng

Nhà quản trị luôn cần đặt bản thân ở vị trí của người mua hàng để trả lời những câu hỏi liên quan. Ví dụ: Bạn có mong muốn gì khi thực hiện các hoạt động trên Website? Từ đó, hãy xây dựng giao diện để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Khi lãnh đạo trở thành khách hàng sẽ có cái nhìn bao quát giúp tối ưu hóa thiết kế và ứng dụng.

trai nghiem nguoi dung 11
Đặt bản thân vào vị trí là người dùng

6.2 Tối ưu hóa cho tốc độ và khả năng truy cập

Tốc độ và khả năng truy cập vào Website là tiêu chí đầu tiên đánh giá sự hài lòng của khách hàng. Nếu trang mạng có tốc độ truy cập trên 3s thì bạn đã tự đánh mất 50% khách hàng ghé thăm. Ngoài ra, nhà lãnh đạo cần phải chú ý tối ưu trên cả máy tính và điện thoại. Từ đó, khả năng tương tác và sử dụng dịch vụ được cải thiện.

6.3 Triển khai hiệu quả chiến lược kinh doanh

Doanh nghiệp không nên chỉ đầu tư vào Web, phần mềm và ứng dụng mà cần có những chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm hợp lý. Người dùng phải tiếp cận sản phẩm thì mới có được cảm nhận và hình thành nên những trải nghiệm được.

trai nghiem nguoi dung 12
Triển khai hiệu quả chiến lược kinh doanh

6.4 Test hết mọi khía cạnh của UX

Kiểm tra web, ứng dụng và phần mềm là công việc nên được lặp đi lặp lại nhiều lần. Mọi sai sót cần được kiểm soát chặt chẽ trước khi ra mắt khách hàng. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp và mang đến những dịch vụ tốt nhất dành cho người dùng.

6.5 Có mục tiêu tương tác người dùng rõ ràng

Mỗi sản phẩm muốn có được đánh giá tốt phải có đối tượng rõ ràng. Một Website bất kỳ hay ứng dụng nào cũng cần sự phù hợp với đa nhóm người dùng. Khi khách hàng có mong muốn trải nghiệm, tìm hiểu thì mới có thể biết tối ưu hóa ở điểm nào. Doanh nghiệp hãy xác định mục tiêu rõ ràng trước khi thực hiện UX.

trai nghiem nguoi dung 13
Có mục tiêu tương tác người dùng rõ ràng

6.6 Thực hiện CTA kêu gọi hành động riêng biệt

Người dùng cần được thôi thúc thực hiện hành động bằng cách doanh nghiệp sử dụng Call to Action hoặc biểu tượng. CTA nên được đặt ở các vị trí khác nhau với nhiều dạng hình thức. Bạn không nên chỉ để ở đầu trang hay cuối trang như vậy, bởi vì sẽ giảm cơ hội chuyển đổi hành động của khách hàng.

6.7 Cập nhật nội dung của website

Nhà quản trị cần theo dõi nội dung của Website và làm mới liên tục. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cung cấp các nội dung cần thiết cho khách hàng mục tiêu. Qua quá trình xây dựng và hoạt động trên Web, nhân viên thống kê được những phần nào phải đầu tư nhiều hơn để cải thiện và tối ưu.

trai nghiem nguoi dung 14
Cập nhật nội dung của website

Qua bài viết với chủ đề “Trải nghiệm người dùng là gì? Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến UX” hy vọng rằng mọi người đã được cung cấp thêm nhiều kiến thức cần thiết. Vai trò của Website được tối ưu ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, nếu bạn có bất kỳ mong muốn nào hãy liên hệ với aetc.edu.vn để được hỗ trợ ngay nhé!

Chinh phục top Google nhờ những phương pháp tối ưu SEO trong các bài viết sau đây:

  • Trust Flow là gì? Cách tăng TF cho website 2022
  • Lập kế hoạch SEO: Cách lập kế hoạch SEO hiệu quả cho 2022
  • Cách xây dựng chiến lược SEO lên TOP hiệu quả 2022
  • Tổng hợp 16 phần mềm SEO Web & công cụ SEO tốt nhất 2022

Related Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *