Trong thiết kế Website, thuật ngữ “Navigation là gì?” chắc hẳn là điều không quá xa lạ đối với các Designer. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ được thuật ngữ của Navigation để triển khai cho trang web. Đừng lo lắng. Dưới đây là các mẹo được cung cấp nhằm hỗ trợ người mới bắt đầu thực hiện Web Navigation. Hãy cùng aetc.edu.vn tìm hiểu ngay bài viết chi tiết này nhé!
1. Những điều bạn cần biết về Web Navigation là gì?
Thuật ngữ của Navigation là gì? Tại sao trong một Website lại cần sự có mặt của Navigation? Cùng xem ngay nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm cơ bản của thuật ngữ này nhé!
1.1 Web Navigation là gì?
Website Navigation hay còn gọi điều hướng trang web thực hiện quá trình điều hướng trang. Vì vậy, Navigation được người dùng ứng dụng tạo liên kết các trang nội bộ lại với nhau thông qua việc sử dụng menu chứa các Internal Link của website. Điều này giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm tăng độ thân thiện của trang web đối với người dùng.

1.2 Menu Navigation là gì?
Menu điều hướng là một tập hợp các liên kết được tổng hợp để sắp xếp thành một Menu. Tùy thuộc vào thuộc tính, mục đích loại hình Website, bạn sẽ có nhiều liên kết trang đa dạng, sinh động và khác nhau.Thông thường, Menu Navigation sẽ được người thiết lập đặt ở đầu trang và một số trang phổ biến như:
- Giới thiệu.
- Liên hệ.
- Blog.
- Báo giá/dịch vụ.
- Tài liệu.

1.3 Navigation Structure là gì?
Navigation Structure (cấu trúc điều hướng) của Website mô tả cách mà các trang khác nhau trên Website của bạn được tổ chức và kết nối với nhau. Trước khi tạo một Website mới, các nhà thiết kế và phát triển thường sẽ lập kế hoạch Navigation Structure. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể về cách tổ chức điều hướng trên Web, từ đó có thể tối ưu số lượng các trang theo ý muốn.

2. Tại sao Navigation quan trọng đối với website?
Web Navigation đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một website. Giúp khách hàng truy cập, tìm kiếm website một cách dễ dàng nhờ menu Navigation Web, như đã nói ở phần giới thiệu. Ngoài ra, xây dựng danh mục một cách dễ hiểu, rõ ràng và có sắp đặt giúp trải nghiệm của khách hàng cải thiện, mọi người sẽ quan tâm và dành thời gian cho website nhiều, tỉ lệ chuyển đổi cũng sẽ cao hơn.

Nhờ có Navigation Structure, khách hàng có thể dễ dàng tìm ra blog, trang đăng lý email, danh sách sản phẩm, giá cả, thông tin liên hệ hoặc tài liệu trợ giúp,v.v… khi truy cập vào website. Lưu ý, khi xây dựng cấu trúc điều hướng trang web bạn nên thiết lập sao cho khách hàng có thể truy cập vào bất kỳ mục nào trên website chỉ với 3 cú nhấp chuột. Điều đó sẽ thu hút mọi người, tránh bị đánh giá không thân thiện với người dùng và tỷ lệ khách ở lại cao.
3. Phân loại và chức năng của Web Navigation là gì?
Trên thế giới, mỗi người dân của quốc gia sẽ thích một số kiểu thiết kế Website Navigation nhất định tùy thuộc vào nền văn hóa, sự phổ biến khác nhau và những trải nghiệm thú vị mà Web đem lại cho khách hàng. Tại Việt Nam, có các kiểu thiết kế Navigation phổ biến như sau:
3.1 Breadcrumb Navigation
Breadcrumb Navigation là gì? Breadcrumb là một phần mềm hỗ trợ giúp người dùng điều hướng trang web, gồm tập hợp liên kết xác định vị trí hiện tại của một người dùng trong cấu trúc Site.

Đối với một website, đặc biệt là những web có cấu trúc phức tạp và nội dung đa dạng, Breadcrumb Navigation sẽ có chức năng giúp người dùng định vị vị trí và di chuyển giữa các trang thuận tiện hơn. Có 3 loại Breadcrumb Navigation chính sau đây:
- Breadcrumb theo vị trí (location-based breadcrumb): cho biết người dùng đang ở đâu trong hệ thống phân cấp của website.
- Breadcrumb theo thuộc tính (Attribute-based breadcrumb): thể hiện thuộc tính của một trang trong website, thường được sử dụng trong các trang web sản phẩm điện tử, quần áo,… bởi vì các sản phẩm được phân loại theo các thuộc tính khác nhau.
- Breadcrumb theo đường dẫn: Chỉ ra các bước mà người dùng đã truy cập để đến một trang cụ thể.
3.2 Navigation bar (Thanh điều hướng)
Navigation bar là gì? Navigation bar được xem là định dạng Web Navigation phổ biến nhất trong các website Việt Nam. Dùng để điều hướng các danh mục chính trong trang, giúp hỗ trợ khách hàng truy cập, di chuyển dễ dàng và thuận tiện hơn vào các tài liệu,thông tin trên trang web.

Để người dùng dễ dàng tìm thấy khi truy cập vào website, Navigation bar thường được cfai đặt xuất hiện ở đầu trang web hoặc sau header.
Hiện nay, Navigation bar có 3 kiểu thiết kế phổ biến và thường được sử dụng nhiều nhất:
- Vertical Navigation: Điều hướng dọc.
- Horizontal Navigation: Điều hướng ngang.
- Bottom Navigation: Điều hướng dưới cùng (UX).
3.3 Dropdown menu
Dropdown Menu hay còn gọi Menu thả xuống, đây là một trong các loại hình điều hướng khá phổ biến đặc biệt là tăng độ trải nghiệm của người dùng.

3.4 Mega Menu
Nếu như bạn là tín đồ ưa chuộng thời trang, tạp chí hay là các trang Blog. Chắc hẳn bạn sẽ hiểu ngay Mega Menu so với Dropdown Menu. Mega Meunu là phần mềm cho phép người dùng thả xuống dọc rộng hơn, chứa nhiều danh mục, được ví như một “siêu Menu” với sức chứa thông tin lớn.

3.5 Thanh điều hướng dạng lưới
Dạng điều hướng dạng lưới thường xuất hiện trong các Website bán hàng hoặc Website chuyên trang như Landingpage.

3.6 Thanh điều hướng dạng cuộn
Xu hướng được người dùng trẻ hiện nay ưa chuộng là cài đặt trang web với thanh điều hướng dạng cuộn. Đối với hình thức này cho phép người thiết kế tạo ra Menu dài, nhiều thành phần và không bị hạn chế bởi kích thước trang.

Ngoài ra, thanh điều hướng với chức năng cho phép người dùng sử dụng thao tác trượt tạo cảm giác sống động. Cụ thể điều này đem lại sự hứng thú cho người truy cập trẻ tuổi. Tính thẩm mỹ, tương tác của dạng cuộn rất thích hợp với giao diện Website điện thoại thông minh.
3.7 Hamburger navigation menu
Hamburger Navigation Menu là kiểu thiết kế thanh điều hướng Website trên Thế giới. Vì vậy, thiết lập một Hamburger Menu phù hợp với trang web ba đường ngang.

3.8 Chức năng của Web Navigation là gì?
Web Navigation là một chức năng đóng vai trò quan trọng áp dụng vào hầu hết các trang web trên Thế giới. Vì vậy, không thể phủ nhận tính năng nổi bật của Navigation, không chỉ đối với SEO mà còn là trải nghiệm tốt đối của người dùng.

Đối với SEO, hầu hết mọi người thường áp dụng phong cách thiết kế Website Navigation như một cách để tăng số lượng Anchor Text có gắn với Keyword. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng cách này sẽ làm cho trải nghiệm của người dùng giảm xuống đáng kể.
Trong một vài trường hợp, Website Navigation được xuất hiện trên thanh tìm kiếm thúc đẩy người dùng chọn vào kết quả của trang hơn.
4. Ý nghĩa và lợi ích của Web Navigation là gì?
Web Navigation được đánh giá là một trong những nội dung không thể thiếu khi thiết kế một website. Navigation có ý nghĩa SEO khi điều hướng và phân luồng thông tin cho người dùng trên Website.
Một hệ thống điều hướng minh bạch sẽ có cơ chế hoạt động như một bản đồ hướng khách truy cập đến các trang và các thông tin khác nhau trên Website. Đồng thời, Website Navigation còn khuyến khích người dùng đọc nội dung và có trải nghiệm tích cực. Nhờ vậy, doanh số bán hàng của doanh nghiệp tăng nhanh và tạo độ tin cậy đối với khách hàng cũng tăng cao.
4.1 Thời lượng truy cập tăng và tỷ lệ thoát giảm
Để tăng thời lượng truy cập hay thời gian khách hàng ở lại trang web cao hơn (Time-On-Site) thì Website cần được hỗ trợ và nâng cấp sự điều hướng. Vì thế, người truy cập trang sẽ có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu thông tin về công ty.

Nếu như việc điều hướng trên trang web phức tạp, tỷ lệ ở lại trang của khách hàng sẽ giảm và tỉ lệ thoát khá cao. Vì vậy, người truy cập sẽ chỉ xem trang duy nhất trên Website thay vì tiếp tục chọn vào các trang khác. Điều này giải thích cho việc trang web của bạn không có lượt xem nào.
4.2 Hiệu ứng vị trí nối tiếp
Hiệu ứng Vị trí Nối tiếp hay còn gọi Serial Position Effect là khái niệm tâm lý mô tả cách người dùng thường có xu hướng chú ý và lưu giữ thông tin đến những thứ xuất hiện ở đầu và cuối trang. Thông tin điều hướng xuất hiện ở đầu và cuối trang web khiến cho người truy cập ít chú ý đến phần nội dung của Website. Vì vậy, bạn cần chèn các liên kết quan trọng ở đầu trang sẽ giúp tỷ lệ tương tác cao hơn.

4.3 Hiển thị tối ưu trên di động
Theo thống kê của Adsota năm 2020, hơn 43,7 triệu người Việt đều sử dụng các thiết bị thông minh. Vậy nên, khi thiết kế giao diện cho một Website, bạn cần đảm bảo tối ưu hóa nền tảng di động (UX) nhằm tăng trải nghiệm hoàn hảo nhất cho người dùng.

Nếu Website không được tối ưu trên thiết bị di động sẽ không thể hiển thị trên điện thoại một cách tốt nhất. Chính vì, dung lượng nội dung quá lớn gây khó khăn cho người dùng khi trải nghiệm trên Website không được trọn vẹn. Việc tối ưu Website cho Smartphone thường bao gồm một số nội dung như:
- Thu nhỏ kích thước ảnh.
- Thay đổi bố cục.
- Giảm nội dung không cần thiết.
- Phân bổ nội dung vào Menu tùy chọn thay vì hiển thị tất cả nội dung trên màn hình.
- Hệ thống điều hướng đơn giản to và dễ sử dụng.
- Chú trọng việc tối giản trong thiết kế.
5. 8 Mẹo thực hiện Web Navigation cho người mới bắt đầu
Việc bạn triển khai một Website có thể tận dụng đầy đủ tính năng của Navigation thực sự có phức tạp hay không? Dưới đây là 8 mẹo thực hiện Web Navigation cho người mới bắt đầu. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn!
5.1 Lập kế hoạch cho Page Structure và Web Navigation
Hãy lên kế hoạch cho Page Structure (cấu trúc trang) trước khi viết content cho website của mình. Đây là một bước cực kì quan trọng, ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách vào web của bạn sau này.

Ngoài ra, bạn có thể dùng cách thủ công hoặc dùng trình tạo sơ đồ trang web để tạo cấu trúc trang và Navigation web một cách nhanh chóng, tiện lợi hơn. Trong đó, có rất nhiều chương trình tạo mà bạn có thể lựa chọn, ví dụ như: GlooMaps, Octopus, VisualSitemaps, Creately.
5.2 Tuân theo các tiêu chuẩn Navigation Web
Nắm được các tiêu chuẩn Navigation Web, đừng cố gắng tạo ra điều gì quá khác biệt tránh đẩy vấn đề đi quá xa, tập trung và chú trọng khả năng sử dụng hơn là tính sáng tạo hình ảnh. Nên tuân theo các tiêu chuẩn thông thường như vị trí đặt Menu, dấu hiệu mở rộng menu.

Ví dụ: Ba sọc ngang ☰ là tiêu chuẩn xác định một Menu mở rộng. Nếu bạn muốn áp dụng cho Website thì nên giữ nguyên như cũ để khách hàng dễ dàng nhận biết.
5.3 Sử dụng từ ngữ dễ hiểu với khách truy cập
Không nên sử dụng từ ngữ quá chuyên ngành, tối nghĩa, hãy đặt mình vào vị trí là người lần đầu tiếp xúc với Website để chọn lọc ra những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, thích hợp. Mẹo này không những giữ chân khách hàng lâu còn giúp ích cho quá trình SEO của bạn.
Hãy đảm bảo trang của bạn nêu rõ được câu trả lời được những câu hỏi. Cũng như từ ngữ mà khách hàng thường truy vấn Online. Như vậy, điều này sẽ góp phần đưa người dùng đến gần hơn với website của bạn.
5.4 Sử dụng Responsive Menu
Sử dụng Responsive Menu là điều cần thiết, vì hiện nay lượng người sử dụng Mobile để tìm kiếm trên Google ngày càng cao (chiếm hơn 50% online), có khả năng thay đổi tùy thuộc vào kích cỡ màn hình của thiết bị và đêm lại trải nghiệm tốt, mượt mà hơn cho khách hàng.

5.5 Tận dụng Footer Menu
Khách hàng muốn tương tác nhiều hơn với website của bạn thì sẽ đọc và cuộn đến cuối trang. Hãy tận dụng khoảng trống cuối trang để đặt thông tin có giá trị. Vị trí Footer Menu không chiếm không gian của bài viết nên dễ dàng thêm vào nhiều đề tài hot, không tạo cảm giác lộn xộn.

5.6 Sử dụng màu, khoảng trắng để tách Navigation ra các phần tử trang khác
Phân chia rõ ràng khu vực của Website Navigation cũng giúp khách hàng dễ dàng nhận ra, tiếp nhận thông tin bạn muốn truyền tải. Đồng thời, nên sử dụng màu sắc, Font chữ khác biệt và khoảng trắng để tách Menu khỏi nội dung chính và thanh phụ.

5.7 Hạn chế sử dụng Menu Dropdown (Menu thả xuống)
Hạn chế dùng Menu Dropdown ngoại trừ khi Web của bạn có quá nhiều trang mang các tính chất khác nhau.Tránh khi người dùng nhìn thấy một liên kết trong menu sẽ mặc định nhấp lẻ được. Bạn có thể đặt dấu hiệu nhận biết như thêm dấu ba sọc ngang hoặc chữ V như aetc.edu.vn.

Việc có quá nhiều đường liên kết trên thanh Menu có thể gây nên tác động tiêu cực. Triển khai Menu Dropdown lúc này sẽ là một phương án tốt để thanh công cụ không bị rối mắt.
5.8 Cấu trúc Navigation Bar đơn giản
Hãy duy trì cấu trúc điều hướng theo cách đơn giản nhất để có thể giúp khách hàng truy cập khám phá tất cả các trang web một cách dễ dàng. Thay vì liên kết hàng loạt trang, trang con của Website thông qua Home Page. Hãy giữ mọi thứ đơn giản nhất!

Ngoài ra, việc các danh mục quan trọng được liên kết đến Homepage trước tiên. Sau đó, bạn mới đặt các liên kết nhỏ hơn trong phụ lục cũng là một cách làm cho cấu trúc Navigation Bar đơn giản hơn.
Như vậy, bài viết là toàn bộ những thông tin cơ bản về “Web Navigation là gì? Phân loại và lợi ích của Website Navigation”. Hi vọng aetc.edu.vn đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích và thú vị về Navigation Menu. Nếu có thắc mắc cần được giải đáp hay bạn cần tìm địa chỉ uy tín SEO Website thì đừng ngần ngại mà hãy để lại lời nhắn tại phần bình luận nhé!
Chinh phục top Google nhờ những phương pháp SEO kỹ thuật trong các bài viết sau đây:
-
-
- Responsive Web là gì? Mọi thứ về Responsive web mà bạn cần biết
- Rel Nofollow và Follow links là gì? Và mọi thứ bạn cần biết về tác động và cách đặt
- Google Crawl là gì? Mọi thứ SEOers cần biết về Google Crawler
- Alt text là gì? Tại sao lại quan trọng trong tiếp cận và SEO Web
-